Wednesday, October 30, 2019

Tại Sao Da Bị Khô Khi Dùng Kem Chống Nắng

Tại Sao Da Bị Khô Khi Dùng Kem Chống Nắng?

Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi sự tàn phá của ánh nắng và nhiều tác động khác trong môi trường, tuy nhiên không ít trường hợp người dùng phản ánh da mình bị khô sau khi dùng các sản phẩm này. Vậy tại sao lại có tình trạng kể trên và khi sử dụng kem chống nắng thì nên lưu ý những gì?

Hiểu rõ các tác động gây hại trong ánh nắng

Chống nắng chính là bạn phải bảo vệ da mình khỏi tác động của 3 loại tia bao gồm tia tia UVA, UVB, và UVC. Những tia này được gọi chung là tia cực tím, tác động tiêu cực lên làn da mỏng manh, phá hủy cấu trúc da gây ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng như sạm đen, mụn nhọt, đốm nâu, tàn nhang và nhiều dấu hiệu lão hóa khác.
Tuy gọi chung là tia cực tím nhưng mỗi loại tia sẽ có độ tác động với mức nghiêm trọng khác nhau. Cụ thể:
Tia UVB là tia có bước sóng trung bình, chủ yếu tác động vào lớp biểu bì của da. Tia này có trong ánh nắng từ khoảng 8h sáng đến 4 giờ chiều và gây ra tác động bao gồm: kích thích tổng hợp hắc sắc tố melanin, gây ra sãm da, làm da bỏng rát nếu tiếp xúc quá lâu. Về lâu dài, tia UVB là tác nhân dẫn đến hình thành vùng da đậm màu, các đốm nâu xấu xí.
Tia UVA là tia có bước sóng dài nhất, xuất hiện từ 5 đến 6 giờ chiều. Loại tia này hoàn toàn có khả chiếu xuyên qua cửa kính, lớp vải áo, tác động vào lớp hạ bì và bắt đầu phá hủy các liên kết collagen, khiến da mất đi độ đàn hồi vốn có, các vết nhăn dễ dàng xuất hiện hơn.
Tia UVC: là tia có bước sóng ngắn so với hai loại tia trên nhưng sức công phá cực kỳ lớn. Đây tia có khả năng gây ra ung thư lớn nhưng nhờ có tầng ozone ngăn chặn lại nên chúng ta ít khi nghe nhắc đến trong các sản phẩm chống nắng.

Hiện tượng khô da khi dùng kem chống nắng


Hiện nay, đa phần các sản phẩm kem chống nắng đều ghi rõ tác dụng ngăn chặn các loại tia này thông qua chỉ số SPF, PA. Và một sai lầm tai hại mà chúng ta hay mắc phải đó chính là nghĩ rằng SPF càng cao thì khả năng chống nắng sẽ hiệu quả hơn. Thực tế, chỉ số SPF chỉ cho thấy thời gian bảo vệ da trước nắng mà thôi. Điều này có nghĩa là SPF được quy đổi ra phút, cứ 1 SPF thì sẽ bằng 10 phút. Như vậy bạn có thể tính, sản phẩm kem chống nắng với độ SPF 30 thì da  được bảo vệ tương đương 5 tiếng, SPF 50 thì sẽ kéo dài khoảng 8 tiếng. Đồng thời cơ quan FDA (Food & Drug Administration) của Mỹ đã chứng minh rằng, SPF 30 giúp da chống lại tia cực tím 97%, SPF 50 cao hơn nhưng độ hiệu quả chỉ là 98% mà thôi.

Nhìn vào các con số trên chúng ta có thể phần nào thấy được điểm sai của mình khi chọn lựa sản phẩm kem chống nắng. Ngoài ra, việc chọn chỉ số SPF quá cao có thể gây ra tình trạng khô, bong tróc trên da do da không thích ứng được. Hiện tượng này còn dễ xuất hiện ở những sản phẩm vật lý chất lượng kém, không bổ sung độ ẩm cần thiết hoặc có chứa cồn. Khi thoa lên da, kem chống nắng có thể làm mất cân bằng ẩm, khiến da rơi vào tình trạng khô ráp khó chịu.

Để khắc phục tình trạng này, khi dùng kem chống nắng bạn nên tìm hiểu kỹ càng tình trạng da của mình và chọn loại phù hợp. Tốt nhất chúng ta hãy sử dụng sản phẩm có bổ sung ẩm để da không bị mất nước. Trước khi thoa kem chống nắng hãy thoa cho da một lớp dưỡng ẩm để bảo vệ da và đừng quên chọn nhãn hàng uy tín, tránh tâm lý ham rẻ vì da rất quan trọng, da có khỏe thì chúng ta mới thật sự đẹp được.

0 comments:

Post a Comment